Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

THỬ NGHIỆM CÁC CHỈ TIÊU VI SINH ĐỐI VỚI PHÂN BÓN VI SINH - DEMING

Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của từng loại cây trồng. Dựa trên các nguyên tắc khác nhau mà phân bón được chia thành nhiều loại như: Phân bón đa lượng, phân bón trung lượng, phân bón vi lượng, phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón vi sinh, phân bón có chất điều hòa sinh trưởng,…

Ngày nay, phân bón vi sinh được nhà nông tin dùng nhiều trong việc chăm sóc cây trồng. Phân bón vi sinh đóng góp phần lớn trong việc cải tạo đất canh tác cũng như bổ sung dinh dưỡng an toàn, tự nhiên cho cây trồng phát triển ổn định. Hơn thế, phân bón vi sinh đang trở thành một phần cho xu thế sản xuất nông nghiệp bền vững. Vậy, phân bón vi sinh là gì? 


Phân bón vi sinh là phân bón chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được. Các vi sinh vật này phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn mật độ của cơ quan quản lý nhà nước. Mật độ tiêu chuẩn là ≥108 CFU/g (CFU/ml) đối với phân vi sinh và từ ≥ 1×106 CFU/g (CFU/ml) đối với các loại phân khác chứa vi sinh vật có ích.

Thành phần chính của phân bón vi sinh

Phân vi sinh chứa các vi sinh vật không gây hại cho phẩm chất nông sản, con người, cây trồng hay hệ sinh vật khác trong tự nhiên bởi tính thân thiện, an toàn khi sử dụng, nhờ đó mà phân bón vi sinh được ứng dụng phổ biến trong ngành nông nghiệp. Phân bón vi sinh chứa đa dạng các chủng vi sinh vật khác nhau nhưng chủ yếu chứa các vi sinh vật có chức năng hòa tan lân khó tan (phân giải phosphate khó tan), hòa tan Kali khó tan (phân giải Kali khó tan), cố định đạm (cố định nitơ), phân giải các chất hữu cơ (cellulose, protein, tinh bột...), hoặc vi sinh vật sản sinh hoạt chất sinh học (vitamin, acid amin, các chất kích thích sinh trưởng...) thúc đẩy cây trồng phát triển...

Dựa vào công dụng cũng như thành phần khác nhau của phân vi sinh mà chúng được chia thành nhiều loại, trong đó có 3 loại chính thường gặp sau:

Phân vi sinh vật cố định đạm

Phân bón vi sinh vật cố định đạm (phân đạm vi sinh) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống (tự do, hội sinh, cộng sinh, kị khí hoặc hiếu khí) đã được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn hiện hành, có khả năng cố định nitơ cung cấp các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây trồng; tạo điều kiện nâng cao năng suất cây trồng và/hoặc chất lượng nông sản, tăng độ màu mỡ của đất, đồng thời không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.



Phân vi sinh vật phân giải photpho

Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan (tên thường gọi: phân lân vi sinh) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn hiện hành, có khả năng chuyển hoá hợp chất photpho khó tan thành dạng dễ tiêu cung cấp cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất và (hoặc) chất lượng nông sản. Phân lân vi sinh và các chủng vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến người, động - thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.

Phân vi sinh vật phân giải cellulose

      Phân vi sinh vật phân giải cellulose là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống; đã được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn hiện hành; có khả năng phân giải cellulose hiếu khí hoặc kị khí thành các chất bón vào đất, tạo điều kiện nâng cao năng suất cây trồng và/hoặc chất lượng nông sản, tăng độ màu mỡ của đất, đồng thời không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản

 

Việt Nam là nước đang phát triển mà trong đó ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng tương đối cao. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các loại phân bón không chỉ đòi hỏi nhiều về mặt số lượng, đa dạng về chủng loại mà còn phải đảm bảo chất lượng để sử dụng có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các loại phân bón muốn được cấp phép lưu hành phải có hàm lượng các chất chính (các chỉ tiêu chất lượng) và các yếu tố hạn chế đáp ứng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT đối với từng loại phân bón tương ứng.

Hiện nay, Viện Năng suất Chất lượng Deming đã được Cục Bảo vệ Thực vật chỉ định tổ chức thử nghiệm phân bón đối với các chỉ tiêu vi sinh:

Tên chỉ tiêu

Đối tượng

phương pháp thử

Khoảng đo LOQ/LOD

Phương pháp thử được chỉ định

Escherichia coli

Các loại phân bón

LOQ: 0 MPN/g

Ref. TCVN 6846:2007

Salmonella spp.

Các loại phân bón

LOQ: 02 CFU/25g

Ref. TCVN 10780-1:2017

Vi sinh vật cố định Nitơ

Các loại phân bón

LOQ: 100 CFU/g

10 CFU/ml

TCVN 6166:2002

Vi sinh vật phân giải Photpho khó tan

Các loại phân bón

LOQ: 100 CFU/g

10 CFU/ml

TCVN 6167:1996

Vi sinh vật phân giải Cellulose

Các loại phân bón

LOQ: 100 CFU/g

10 CFU/ml

TCVN 6168:2002

 

Viện năng suất chất lương Deming (Viện Deming) là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ thử nghiêm các sản phẩm thực phẩm với năng lực đã được khẳng định và thừa nhận tầm khu vực, đã được công nhận năng lực phù hợp với ISO/IEC 17025:2017 bởi Văn phòng công nhận chất lượng BoA (VILAS 953) và AOSC (VILAT 1.003), đã được chỉ định là Phòng thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước bởi các bộ ngành: Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn , Bộ Xây Dựng, Bộ Y Tế; Bộ Khoa học và Công nghệ...

      Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và kiểm định sản phẩm Phân bón phù hợp với quy định của quy chuẩn quốc gia – Hoiline 24/7: 0905527089

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét